05 bước đơn giản cho thi công từ bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn 2 lớp có lẽ không xa lạ gì với giới kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Vậy hãy cùng tìm hiểu các bước để thi công chuẩn xác bản vẽ thép sàn 2 lớp.

Tại sao phải thi công thép sàn 2 lớp

Chỉ nằm trên móng, sàn là bộ phận cũng chịu lực ép từ trên xuống của cả công trình. Vì vậy, nếu bố trí thép sàn phù hợp, sẽ giúp gia tăng độ chắc chắn và mức bền vững cho căn hộ, nhà xưởng. Một phương pháp rất đơn giản mà đảm bảo được yêu cầu trên, đó là thi công sàn cốt thép 2 lớp.

bản vẽ thép sàn 2 lớp
Thép sàn 2 lớp sẽ giúp sàn vững chắc hơn

Lý do cho việc bố trí thép sàn thành 2 lớp, đó là để cân bằng mức chịu lực momen âm dương từ phía dưới lên và từ phía trên xuống:

  • Thép 2 lớp thành phần giống thép 1 lớp, nhưng sẽ chịu được áp lực lớn hơn, có độ vững và cân bằng vượt trội. Sử dụng thép 2 lớp làm sàn nhà mới đảm bảo đạt chuẩn theo nghiệm thu
  • Lớp thép phía trên: sẽ đặt vuông góc với thép mũ và nằm phía bên dưới thép mũ. Chịu mô men dương
  • Lớp thép phía dưới: Thép chịu lực chính được đặt dọc theo chiều rộng móng còn thép bổ sung đặt vuông góc, song song chiều dài móng. Chịu mô men lực âm
  • 2 lớp thường bố trí song song với nhau, có tiến hành kê con kê và phân cách nhau chắc chắn, không xê dịch để đảm bảo sàn có độ cao đúng như dự định ban đầu.

Chuẩn bị cho bản vẽ thép sàn 2 lớp

Việc chuẩn bị cho bản vẽ sàn 2 lớp sẽ phải tiến hành song song với bản vẽ chung tổng thể của công trình, để tiết kiệm thời gian, hạn chế lặp lại những thao tác đã từng làm khi thiết kế bản vẽ nhà.

bản vẽ thép sàn 2 lớp

Cần phải xác định được các yếu tố sau trước khi bắt tay vào bản vẽ:

  • Kích thước sàn: điều này là đương nhiên rồi. Thông thường sẽ lấy diện tích móng làm diện tích sàn tầng 1 luôn. Còn các sàn tầng cao hơn thì sẽ tùy ý theo gia chủ muốn thiết kế theo lối thông tầng, lệch tầng hay nhà ống…
  • Mật độ thép: việc xác định phân bố thép như thế nào trong thép sàn 2 lớp sẽ ảnh hưởng đến dự trù nguyên vật liệu cho công trình. Đơn giản nhất thì tính toán số lượng thép cần dùng trên 1 mặt sàn, sau đó nhân gấp đôi lên và cộng thêm 10% hao hụt. Những tiêu chuẩn về khoảng cách thép thì nên tham khảo các bộ TCVN quy định cụ thể về thép dầm sàn. 
  • Độ dày sàn: thông thường thép làm sàn sẽ là thép 6 hoặc 8, thuộc kiểu thép thanh vằn. Điều này đảm bảo lớp thép sàn sẽ có độ dày vừa phải mà vẫn chắc chắn. Bên cạnh đó cũng phải tính toán được độ dày sàn để căn chỉnh khoảng cách giữa 2 lớp thép. 
  • Số lớp sàn: điều này phụ thuộc vào yêu cầu của chủ thầu xem muốn xây công trình cao bao nhiêu, chia ra làm mấy tầng. Mỗi tầng sẽ có bản vẽ sàn tầng riêng hay có thể gộp chung nếu diện tích tương tự. Lưu ý những công trình có quá nhiều tầng thì bản vẽ sàn tầng cao có các yêu cầu đặc biệt về khối lượng, độ bền riêng để đảm bảo an toàn xây dựng.
Xem thêm:   Tìm hiểu những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cao tầng hiện nay

05 bước đơn giản cho thi công từ bản vẽ thép sàn 2 lớp

Sau bước chuẩn bị tốt và trải qua hàng chục giờ lao động và sáng tạo, các kiến trúc sư sẽ cho ra bản vẽ thép sàn 2 lớp đảm bảo sát với thực tế nhất. Lúc này, khi bắt tay vào thi công tại công trường, bạn cần đảm bảo tiến hành lần lượt các bước sau để hoàn thiện sàn 2 lớp một cách tốt nhất.

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ:

Trước khi bắt tay vào đặt những thanh thép đầu tiên cho lớp sàn, bạn phải nắm rõ bản vẽ, biết được kích thước, các vị trí đặt cột trụ, giằng ngang dọc… Thực hiện đúng thì sẽ đảm bảo được tỉ lệ như ban đầu đề ra. Hạn chế việc làm theo cảm tính vì mất thời gian sửa chữa lại. Nhất là với những mặt sàn diện tích lớn, việc buộc thép rồi lại tháo ra sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Bước 2: Lựa chọn kết cấu thép làm sàn:

Loại sàn sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn thép trong kết cấu:

  • Sàn bê tông: cốt thép thường làm thép thanh vằn, đường kính 6 – 8mm. Có thể sử dụng loại đường kính 10mm với nơi có nền đất yếu
  • Sàn kính: có thể dùng thép hộp hoặc thép chữ V để đảm bảo độ thẩm mỹ

Tuy nhiên điều ưu tiên vẫn phải là độ chịu lực và chất lượng thép, không nên tiết kiệm với bộ phận này vì nếu sàn không vững, công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp.

Xem thêm:   Những phần mềm thiết kế nhà đơn giản tiếng việt phổ biến nhất hiện nay

Bước 3: Chọn phương án bố trí thép:

Ngoài việc dựa trên bản vẽ, bố trí thép sàn 2 lớp còn phụ thuộc phần nhiều vào những điểm phát sinh ngay tại công trường. Có 2 phương án bố trí hay được gợi ý:

  • Bố trí thép sàn một phương: toàn bộ sàn chịu uốn theo một phương nhất định, tuy nhiên loại sàn này chỉ chịu được lực uốn nhỏ, bắt buộc phải liên kết với dầm ngang để tăng độ vững
  • Bố trí thép sàn hai phương: sẽ mất nhiều công sức hơn để đảm bảo độ uốn của từng thanh thép là gần như nhau. Nhưng việc phân bố cân bằng thế này sẽ tăng cường độ ổn định của lớp sàn.

Bước 4: Thi công trên thực tế:

Mọi bước trên sẽ chỉ là lý thuyết suông nếu không đảm bảo bước thi công thật tốt. Lúc này người kỹ sư xây dựng vừa đảm nhiệm việc kiểm soát thợ xây bố trí thép theo đúng phương án ban đầu lại vừa đưa ra hướng giải quyết cho những sự cố không được định trước.

bản vẽ thép sàn 2 lớp
Thi công thép sàn 2 lớp sẽ mất thời gian và công sức hơn

Việc thi công thép sàn 2 lớp cũng mất thời gian hơn nên cần sát sao để không làm chậm tiến độ chung.

Bước 5: Kiểm tra sau khi hoàn thành:

Bước thu hoạch kết quả này có lẽ là nhiều người mong chờ nhất. Hãy nhớ đo lường chính xác những chỉ số trên mặt thép sàn 2 lớp để so sánh với bản vẽ, kịp thời điều chỉnh phần chưa hợp lý. Nếu có điều kiện có thể thử thêm các thử nghiệm về áp lực cũng như độ bền, đảm bảo chắc chắn mới tiếp tục xây lắp bộ phận tiếp theo.

Vậy là chỉ cần công đoạn chuẩn bị tốt và có chút kiến thức về thiết kế, bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng để thi công bản vẽ thép sàn 2 lớp hoàn chỉnh. Chúc bạn hoàn thành tốt thiết kế này và dành được sự hài lòng của chủ thầu xây dựng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *