Những điều cần biết về bản vẽ giếng trời trong thiết kế nhà

Bản vẽ giếng trời trong các thiết kế nhà là nhu cầu phổ biến của rất nhiều gia đình hiện nay. Vậy giếng trời được thiết kế như thế nào trong ngôi nhà?. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết “bản vẽ giếng trời trong thiết kế nhà” ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu về giếng trời trong thiết kế nhà

Giếng trời là một phần không gian của ngôi nhà từ áp mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng. Giếng trời thường sử dụng trong các thiết kế trang trí nhà.

Đặc biệt đối với những căn nhà hiện nay bị vây kín không có nhiều mặt thoáng. Bản vẽ giếng trời cho những căn nhà như thế sẽ là một giải pháp kiến trúc tối ưu mang lại sức sống cho ngôi nhà.

bản vẽ giếng trời

– Cấu tạo của giếng trời sẽ bao gồm 3 bộ phận được thể hiện ở bản vẽ giếng trời trong thiết kế nhà như sau:

+ Ở tầng trệt được gọi là đáy giếng: phần này thường được sử dụng để trang trí, bố trí cây cảnh hồ cá, hòn non bộ… kết hợp cùng với không gian phòng khách, phòng ăn.

+ Ở các tầng trên gọi là thân giếng: phần này có công dụng dùng để chiếu sáng cho các tầng bên trên ngôi nhà.

+ Phần mái trên cùng của ngôi nhà gọi là đỉnh giếng: phần này có tác dụng lấy ánh sáng và gió. Có thể trang trí hệ kung mái, hoa sắt trên đỉnh giếng. Giếng trời có thể thiết kế có mái hoặc không có mái. Nếu giếng trời nằm ngay bên trong nhà thì cần thiết kế mái che, còn nếu nằm ở sau nhà thì có thể không cần thiết kế phần mái này.

Bản vẽ giếng trời trong thiết kế nhà có những ưu điểm gì?

Giếng trời trong nhà có tác dụng lấy sáng: Đây là giải pháp tốt nhất cho những căn nhà 3 mặt giáp với các công trình khác. Việc thiết kế giếng trời cho ngôi nhà nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ không gian.

Xem thêm:   Những thiết kế cổng biệt thự đẹp nhất

– Giếng trời trong nhà có tác dụng điều hòa không khí: Lấy gió tự nhiên cũng là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời. Theo đó, giếng trời còn giúp lưu thông trao đổi không khí bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng mát, trong lành và dễ chịu hơn.

bản vẽ giếng trời

– Giếng trời trong nhà còn giúp tiết kiệm điện: Việc thiết kế giếng trời trong nhà giúp cho không gian nội thất trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn. Từ đó giúp cho chúng ta tiết kiệm được điện, điều hòa, mang lại hiệu quả kinh tế.

– Giếng trời trong nhà có tác dụng tạo vẻ đẹp thẩm mỹ: Bên cạnh việc lấy ánh sáng và gió thì giếng trời trở thành một không gia đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà.

– Các bản vẽ giếng trời trong thiết kế nhà còn có tác dụng về mặt phong thủy: Theo những nghiên cứu về phong thủy nhà ở thì giếng trời không chỉ giúp lấy ánh sáng, lấy gió tự nhiên mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến tài lộc và sức khỏe của gia chủ và của các thành viên trong gia đình. Do đó nếu giếng trời được thiết kế đúng cách và đặt ở vị trí đúng phong thủy sẽ mang lại sự thịnh vượng về tài lộc, may mắn cho cả gia đình.

Kích thước và vị trí đặt giếng trời như thế nào?

Kích thước giếng trời

Diện tích tối thiểu của giếng trời theo quy định của kiến trúc sẽ là 450×450. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế tùy tình hình thực tế mà kích thước có thể thay đổi để tận dụng tối đa kích thước giúp cho ngôi nhà đạt được sự thông thoáng tốt nhất.

Xem thêm:   Chiều cao tay vịn cầu thang đạt chuẩn - đảm bảo an toàn

Ví dụ như để có thể lắp đặt giếng trời có độ rộng từ 1-2m thì đòi hỏi ngôi nhà phải có chiều dài từ 10m trở lên và còn tùy thuộc vào trần nhà có độ cao như thế nào mà điều chỉnh kích thước phù hợp. Thông thường kích thước của giếng trời có thể điều chỉnh càng rộng nếu trần nhà càng cao.

Vị trí đặt giếng trời

Tùy theo diện tích của ngôi nhà mà giếng trời sẽ được bố trí khác nhau, có thể từ 1 đến 2 giếng trời.

Đối với những ngôi nhà có chiều sâu ngắn thì bố trí một giếng trời để giải quyết đưa luồng khí nóng trong nhà ra bên ngoài. Còn nếu muốn lấy gió vào bên trong nhà phải lấy theo phương ngang, hướng có gió.

bản vẽ giếng trời

Đối với những ngôi nhà có chiều sâu lớn thì trong bản vẽ giếng trời của thiết kế nhà nên dùng 2 giếng trời. Một giếng trời bố trí ở giữa nhà và một cái ở cuối nhà. Lúc này việc lưu thông gió theo đường Parabol, nghĩa là một giếng trời nhận trách nhiệm đưa gió ra và một giếng trời đón gió vào.

Nhưng nếu thiết kế giếng trời thôi thì cưa đủ, cần phải tạo tạo áp lực bằng việc mở thêm những cửa thông gió ở mặt tiền, sau nhà và bên hông nêu có thể. Ngoài ra, cũng có thể thiết kế thêm những ô cửa sổ nhỏ vừa có tác dụng trang trí vừa thông gió.

Lời kết

Đối với những ngôi nhà chật hẹp việc thiết kế bản vẽ giếng trời cho những căn nhà như thế thường rất được chú trọng. Đó chính là giải pháp kiến trúc để lấy ánh sáng, gió tự nhiên và góp phần mang lại tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Do đó nếu bạn đang có nhu cầu muốn xây nhà có thể suy nghĩ và tham khảo thêm những mẫu thiết kế có bản vẽ giếng trời. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *